Close
michan
michan

HIỂU VỀ HỆ TIÊU HOÁ CỦA TRẺ KHI ĂN DẶM

Mẹ Michan viết bài về hệ tiêu hoá của trẻ khi bắt đầu ăn dặm để mẹ hiểu hơn về bé, hệ tiêu hoá của trẻ, yên tâm hơn trong việc chăm sóc con nhỏ.

1. Kinh nghiệm ăn dặm kiểu nhật
Trẻ ăn dặm bắt đầu ăn cháo loãng tỉ lệ 1.10 / 1:10  ( trẻ ăn dặm kiểu nhật )
Tham khảo: cách nấu cháo ăn dặm cho bé tỉ lệ 1.10 / 1:10 (ăn dặm cơ bản)

2. Giai đoạn của bé ăn dặm kiểu nhật
Giai đoạn của bé ăn dặm kiểu nhật như sau 5-6 ăn thực phẩm từ lỏng đến đặc

3. Giai đoạn của bé ăn dặm kiểu nhật 7-8
Giai đoạn của bé ăn dặm kiểu nhật 7-8 bé ăn từ nát đến thô bắt đầu là thô cỡ hạt mè và đến to khoảng hạt đậu xanh

4. Giai đoạn của bé ăn dặm kiểu nhật 9-11
Giai đoạn của bé ăn dặm kiểu nhật 9-11 là giai đoạn bé học cầm nắm, thực phẩm ở dạng hình que, thanh dài để bé cầm cắn, thịt băm viên dạng hambuger, cơm nắm

5. Giai đoạn 1-1.5 tuổi
Giai đoạn 1-1.5 tuổi bé học cách tự xúc ăn cầm thìa muỗng và nĩa
Tham khảo: Tìm hiểu ăn dặm – Sự phát triển cơ thể và hiểu biết của trẻ. (Giao tiếp, hoạt động thường ngày, tâm sinh lý)

6.  Lo lắng về chuyện đi ngoài khi ăn dặm
Trẻ khi mới bắt đầu ăn dặm bé đi ngoài ra nguyên lá rau cà rốt thực phẩm bé đã ăn là bình thường, vì hệ tiêu hoá của trẻ lúc này vẫn đang còn trong giai đoạn hoàn thiện

7. Hệ tiêu hoá ăn dặm của bé
Khi trẻ không còn tình trạng ăn gì đi nấy nghĩa là cơ thể trẻ báo hiệu cho mẹ biết hệ tiêu hoá của bé đã hoàn thiện hoàn chỉnh và sẵn sàng ăn thức ăn vật phẩm nêm như cha mẹ.

8. Cân bằng ăn dặm và sữa mẹ
Khi trẻ trong thời gian ăn dặm đi phân lỏng và mềm  (với em bé bú mẹ hoàn toàn ) thức ăn không thay đổi so với mọi ngày nghĩa là cơ thể trẻ đang báo cho mẹ biết, bé đang chuyển sang thời kì phát triển mới, cơ quan hoàn thiện hơn lớn hơn và cần thời gian để bé thích nghi, thường thời gian này kéo dài từ 2-3 tuần bé sẽ lại đi ổn định.
Tham khảo: Ăn dặm là gì? Cân bằng lượng ăn dặm và lượng sữa như thế nào là hợp lý?

9. Ghi chú và theo dõi quá trình bé ăn dặm 
Bé ăn dặm khi ăn thực phẩm quá nhiều đạm, uống không đủ nước sẽ xảy ra tình trạng táo bón, mẹ nên cho bé uống nhiều nước hơn, canh rau súp, ăn rau lá mềm, ăn nhiều bí đỏ khoai lang, cho bé uống nước cam pha loãng tỉ lệ 1.4. Với những bé có tiền sử bú mẹ mà nhiều ngày không đi thì khi trẻ ăn dặm mẹ cần phải kĩ lưỡng mẹ cần sắm 1 cuốn sổ tay nhỏ, khi cho bé ăn các món đơn vị ( như cháo loãng, cà rốt ) từng món 1 thì ghi phân lượng bao nhiêu, xem con đi ngoài thế nào ổn không, và khi kết hợp phân con thế nào, cần phải theo dõi sát sao vì sự hoàn chỉnh của các bé này lâu hơn nên người mẹ cần phải để tâm và chú ý hơn nữa.

10. Cơ thể sinh học của trẻ phát triển thế nào trong giai đoạn ti mẹ và ăn dặm? 
Trẻ khi bắt đầu ăn dặm thì phân bé sẽ từ từ cứng hơn và thành khuôn, như dạng của người lớn, lượng đạm và thức ăn càng nhiều sữa mẹ ít đi thì phân trẻ sẽ có mùi hôi hơn tanh hơn, cho nên quan niệm ngày xưa trẻ con 3 tháng phân đi thành khuôn là do em bé bị dặm bột từ quá sớm, lượng tinh bột can thiệp vào sẽ làm phân trẻ thành khuôn, cho nên điều này áp dụng cho em bé ngày nay bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đi hoa cà hoa cải là bất hợp lý. Trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn đi hoa cà hoa cải, có ngày lỏng ngày đặc có ngày tanh ngày bọt cũng là bình thường, em bé đang là cơ thể sinh học đang trong quá trình hoàn thiện sự thay đổi diễn ra nghĩa là bé đang lớn.

11. Chọn thực phẩm hợp lý khi cho trẻ ăn dặm
Thực phẩm trẻ ăn khi khởi đầu ăn dặm thường là lá thật mềm như cải bó xôi ( tiện cho mẹ chế biến và tiện cho bé nuốt dễ dàng ) quan niệm cũ của vn cho trẻ ăn rau ngót là bất hợp lý, rau ngót có thể tốt với người lớn nhưng không phù hợp cho em bé ở giai đoạn mới tập ăn, rau cứng và dai chưa phù hợp.
Tham khảo: Làm thế nào khi bé không có nhu cầu ăn dặm? Ý tưởng chọn thực đơn ăn dặm kiểu nhật

12. Không nên cho trẻ ăn dặm những món nào?
Bầu bí mướp su su đây là các dạng củ quả màu xanh chứa rất nhiều nước không nên cho trẻ ăn khi mới tập ăn dặm không phải vì nó gây dị ứng hoặc cứng dai mà trẻ không ăn dược, đơn giản đây là thực phẩm mềm chứa nhiều nước khi nấu và rây nhuyễn cho cùng vào cháo thành phẩm thu được ko có xơ mà chỉ là nước càng làm cho cháo loãng hơn cháo 1.10 đã nấu. Cho nên thực phẩm này để dành cho giai đoạn 9-11 khi trẻ đang học cầm nắm, bí mềm bé cắn nhai tốt ( với bé chưa có răng cũng có thể học nhai dễ dàng ) nước trong bí tiết ra cũng làm trẻ dễ nuốt hơn.
Tham khảo: Hiểu đúng về ăn dặm là như thế nào? Những gì nên và không nên khi cho bé ăn dặm?

13.  Ăn dặm cũng cần có thời gian rèn luyện và thích nghi
Lý do tại sao bé phải ăn thực phẩm từ lỏng đến đặc từ nát đến thô đó là hệ tiêu hoá của trẻ đang học cách thích nghi và tiếp nhận thực phẩm bên ngoài sữa mẹ, giống như bài tập rèn luyện từ dễ đến khó, từ khó đến phức tạp. Nếu ko cho trẻ học tập rèn luyện cho ăn cháo xay mãi trong thời kì vàng bé có thể tập nhai 7~8 tháng,  9~11 tháng thì để qua sẽ tập cho bé rất khó khăn, bé càng lớn sẽ ham khám phá bé sẽ ở giai đoạn khác khó mà bắt bé trở lại thời kì bé coi nhai và nuốt là thú vị. Khi trẻ bị cho qua giai đoạn nhai bé sẽ ít khi chịu nuốt khi có thực phẩm thô, hay bị oẹ và ngậm.

14. Tỉ lệ nấu cháo ăn dặm như thế nào là hợp lý?
Cháo cơm của bé có các tỉ lệ như sau 1.10(1:10) 1.7(1:7) 1. 5(1:5) 1.3(1:3) 1.2(1:2) và 1.1(1:1) nghĩa là cơm hoàn toàn, có mẹ hỏi bé mới 9 tháng ăn cơm được ko vì bé nhai tốt ko bị oẹ, thực ra bé nuốt tốt chưa chắc bé đã tiêu hoá được, nên nhớ hệ tiêu hoá của trẻ vẫn đang còn trong giai đoạn hoàn thiện và dịch vị của dạ dày bé tiết ra sẽ nhiều lên theo tháng bé trưởng thành, cho bé ăn sớm đôi khi quá nhiều so với lượng dịch vị mà bé tiết ra sẽ làm cho bé bị táo bón và đi ngoài khó khăn cho nên thời gian cho con tập ăn vẫn còn dài, kéo thêm vài tháng cũng không sao cả.Khi trẻ đến giai đoạn 1.5~2 tuổi bé sẽ ăn cơm được như người lớn còn dưới 1.5 tuổi chỉ nên ăn cơm nhão tỉ lệ 1.2 mà thôi

Nuôi dạy con là điều thật tuyệt – Mẹ Michan

About Michan