1. Mình nấu cháo 1.10 cho bé có lúc bị đặc quá có lúc bị loãng và không biết thế nào là vừa và nấu không thành công, có nhất thiết phải có lon nấu cháo thì nấu mới được hay không ?
Nấu cháo tỉ lệ 1.10 thật ra rất đơn giản, 1 phần gạo 10 phần nước, nếu mẹ đã ngâm cho gạo nở đều thì cần bớt nước lại ( như công thức mình đưa ra 30ml gạo và 250 ml nước ).
Cách nấu cháo như mình đã trình bày ở bài cách nấu cháo cho bé, mẹ có thể nấu bằng nồi bình thường ở gia đình, gạo và nước sôi đều mở nắp vung, sôi lăn tăn 10 phút đậy nắp -> tắt bếp ( giữ nguyên nắp trong 1 tiếng ) ( mục đích cho việc giữ nguyên nắp này là giữ nhiệt để hạt gạo nở đều mà không cần phải nấu lâu bay hơi làm cho cháo đặc và phải mất công canh cũng như tốn nhiên liệu.
Sau 1 tiếng mẹ lại khuấy đều bật bếp nấu trong 10 phút nữa-> tắt bếp giữ nguyên nắp vung trong 2 tiếng và mở ra thì cháo đã chín rất đều, nước vừa đủ và chia ra hộp trữ đông cho bé dùng
Lon nấu cháo chỉ nấu đươc lượng nhỏ, và giá thành khá đắt, nên không cần mua, nấu nồi to lượng vưa đủ cho 1 tuần của trẻ và trữ đông, khi dùng chỉ việc bỏ lò vi sóng hoặc hấp lên rất nhanh và tiện
2. Cách chế biến thịt cá cho bé như thế nào là ổn, hấp rây hay giã xé nhỏ ?
Với thịt mẹ cần lựa loại nạc không mỡ xay sơ qua cho vào nước đang sôi là thịt chín -> dùng chày giã nhỏ thịt còn khô thì cho thêm nước đã đun sôi thịt lúc nãy thành dạng sệt bé ăn được
Với cá mẹ có thể hấp lên giã nhỏ hoặc xé cho thêm chút nước để thịt thành dạng sệt bé ăn đc
3. Cách chế biến rau rây hay giã ?
Thức ăn của bé tất cả phải đảm bảo độ mềm nhuyễn chỉ có độ thô là tăng dần, với giai đoạn đầu thì rây hoặc giã nhỏ đều được
4. Bé nên ăn sữa chua loại nào váng sữa ra sao phô mai thế nào ?
Bé ở giai đoạn 5-6 tháng ăn chỉ 1 ngày 1 bữa nên mẹ không cần cho bé ăn những loại kể trên mà chỉ chú trọng tập cho bé biết định nghĩa thực phẩm mùi vị, cách thức ăn nuốt là ổn.
Bé ở giai đoạn 7-8 ăn ngày 2 bữa nên mẹ có thể cho bé ăn sữa chua 1 tuần không quá 3 lần, phô mai 1 tuần không quá 2 lần ( vì phô mai và sữa chua cũng coi là đạm, mẹ cho bé ăn nhiều sẽ gây thừa không cần thiết
Bé ở giai đoạn 9-11 ăn ngày 3 bữa mẹ cho ăn như giai đoạn 7-8
Váng sữa không nên dùng cho trẻ vì đây là thực phẩm gây đầy bụng, bé sẽ có tình trạng no giả và không thể hấp thụ thêm những chất khác từ thực phẩm hằng ngày
Sữa chua dùng cho trẻ không nhất thiết phải mua loại đang có bán quảng cáo là dùng cho trẻ với nhiều loại hương mùi vị, mẹ chỉ cần dùng loại sữa chua không đường cho trẻ, tăng thêm mùi vị ngọt dịu bằng cách hấp chín trái cây để trái cây tiết ra vị ngọt tự nhiên và trộn cho bé ăn.
5. Mình cho bé ăn nhưng bé không hợp tác chỉ phun ra thôi, làm sao để bé ăn được ?
Với trẻ 5-6 tháng chưa hiểu thế nào là ăn ngoài việc ti mẹ bằng động tác bú mút, thì mẹ phải tập cho bé, cho bé có thời gian làm quen từ từ, chưa quen thì phun ra cũng là hết sức bình thường, từ từ trẻ sẽ tập được.
6. Bé không chịu ăn thì dẹp không nên nài ép hay cố ép bé ăn có đúng không ?
Trước hết mẹ phải xem lại lịch bé ăn và bé ti mẹ hoặc bú bình, nếu trước đó bé đã ăn hơi nhiều rồi mà mẹ vẫn bắt bé ăn nữa, thức ăn chưa kịp tiêu hoá là đương nhiên bé sẽ không muốn ăn. Mẹ cần sắp xếp lịch ổn thoả giờ giấc cho mẹ và bé, tham khảo thêm bài cân bằng giữa lượng ăn dặm và sữa mình đã viết để biết bao nhiêu là ổn ăn lúc nào là hợp lý.
7. Bé ăn dặm có cần uống nước không, và uống bao nhiêu là hợp lý
Với bé vẫn đang bú mẹ, thì giai đoạn 5-6 không cần cho trẻ uống nước cũng được
Nhưng sang giai đoạn 7-8 mẹ nên cho bé uống nước 1 lần khoảng từ 10-30ml sau mỗi bữa ăn để cho bé biết đó là dấu hiệu kết thúc 1 bữa ăn, nếu bé nghịch bốc thức ăn thì cho bé rửa tay để tập cho bé thói quen tốt. Giai đoạn 9-11 bé có thể uống từ 40-60 tuỳ bé, nếu bé bú mẹ vẫn còn nhiều thì nên giảm nước xuống cho bé
8. Bé bú mẹ hoàn toàn không bị tiêu chảy hay táo bón, vậy bé ăn dặm có bị hay không ?
Trẻ vẫn có thể bị khi mẹ chế biến thực phẩm không sạch sẽ, thức ăn mẹ mua bị nhiễm khuẩn, để lẫn lộn sống chín chung với gia đình, cho trẻ ăn không cân bằng giữa các nhóm thực phẩm, lượng ăn và sữa không đúng theo từng giai đoạn, do vậy mẹ cần đọc kĩ bảng thực phẩm theo nhóm phát triển từng tháng, lượng ăn và sữa lượng dinh dưỡng cân bằng để làm cho đúng
9. Có nên cho bé ăn thực phẩm cho trẻ bán sẵn hay không ?
Khi mẹ quá bận, thì chỉ nên cho trẻ ăn 1 món, hoặc khi cả gia đình ra ngoài bất tiện hoặc thức ăn bên ngoài không đảm bảo, không nên dùng thường xuyên cho trẻ vì thức ăn có mùi vị khác với mẹ của bé nấu, bé ăn nhiều sẽ không thích ăn thức ăn mẹ nấu cho bé nữa, ( thêm nữa có thể có chất bảo quản, thực phẩm không được bảo quản đúng cách biến chất cũng có thể gây rối loạn tiêu hoá cho trẻ )
10. Có nên cho bé ăn nấm khi ăn dặm không ?
Nấm là thực phẩm bổ dưỡng nhưng lại có mùi khi nấu lên khi nấu chung với các thực phẩm khác dễ làm món đổi mùi vị tốt nhất sau 1 tuổi cho bé ăn
11. Có nên cho bé ăn bữa xế ăn vặt hay không, 1 ngày bao nhiêu là ổn ?
Bé khi mới tập ăn dặm mẹ có thể mua bánh ăn dặm cho bé cầm bé tập ăn chứ không nhất thiết phải cho ăn thường xuyên trẻ từ 1-2 tuổi thì lượng ăn vặt chiếm 15 % trong tổng năng lượng hằng ngày của bé, từ 150-180kcal tương đương với 200ml sữa tươi và nửa trái chuối. Trẻ 3 tuổi là 20 % tương đương 200ml sữa tươi và 1 bánh plan nhỏ