ĂN DẶM KIỂU NHẬT CÓ BỊ ĐAU BAO TỬ HAY KHÔNG ?

Bài này đã được viết dưới dạng status hôm nay mẹ Michan post lại cho các mẹ chưa đọc, hiểu thêm về ăn dặm kiểu nhật, và có link để dễ dàng tìm và chia sẻ để yên tâm cho bé ăn mà không phải lo lắng

Michan ăn dặm đc 2 tháng là mẹ nhận đc rất nhiều câu hỏi của các mẹ inbox nhờ tư vấn, có 1 câu mà thiết nghĩ cần phải nói lại để làm rõ băn khoăn của nhiều mẹ. Ăn dặm kiểu nhật ăn thô sớm vậy có đau bao tử ko ?

Câu trả lời là không, bé ăn dặm kiểu nhật giai đoạn 5-6 lúc nào cũng bắt đầu ăn thức ăn mềm nhuyễn qua rây hoặc giã nát, cháo tỉ lệ 1.10 khi trẻ đã thành thục thì mẹ bắt đầu tăng độ thô, từ nhỏ như hạt mè đến lớn hơn khi trẻ quen với từng độ thô khác nhau. Đặc điểm chung của thức ăn cho bé ăn dặm ở bất kì giai đoạn nào cũng mềm chỉ có độ thô là tăng lên, mẹ thử cho bé bằng cách dùng 2 ngón tay bóp nhẹ, bóp mềm là bé ăn được ko bị đau bao tử

Trẻ bú mẹ thì làm quen với mút bú nhả nghỉ, trẻ tập ăn thì mẹ đút muỗng để ở môi dưới theo phản xạ bé mở miệng và đón lấy thức ăn lưỡi nhận và nuốt ( với thức ăn mềm nhuyễn ) còn sang giai đoạn tăng thô bé sẽ học cách nghiền, từng chút từng chút 1, độ thô tăng lên nghĩa là khả năng rèn luyện nghiền bằng lợi của bé tăng lên đến mức độ bé có thể ăn cùng với người lớn chỉ cần cắt nhỏ cho vừa miệng bé đó là hoàn chỉnh ăn dặm. Bé học nghiền bằng lợi xong khi có răng thì cắn và xé bằng răng nhai rồi nuốt, thức ăn sau khi bé xử lý xong đã mềm và nhuyễn như ở giai đoạn đầu tiên mẹ cho bé ăn lúc 5-6 nên bé sẽ nuốt dễ dàng và không có chuyện ăn vậy đau bao tử

Cần phải nói rõ ở đây ăn dặm có nghĩa là bé cùng mẹ đang trải qua 1 đợt rèn luyện mẹ phải kiên nhẫn và bé phải cố gắng, bé tập từng chút 1 và không được nôn nóng, mẹ hãy thử nghĩ về 1 vận động viên cử tạ 100kg chẳng hạn, không ai có thể mới vào nghề mà có thể thăng hạng lên 100 ngay buổi đầu luyện tập mà phải mang từ 20 mỗi bên rồi khi đã thực sự quen rồi mới tăng lên từng chút từng chút 1, tập cho cơ thể khả năng quen với môi trường rèn luyện tăng dần sẽ học được kinh nghiệm khéo léo để hoàn thành tốt mục tiêu đề ra. 1 người chưa bao giờ học bơi khi thả xuống nước sẽ chìm và có thể bị chết đuối nếu không đc cứu kịp thời, nếu đc học từ trước mỗi ngày 1 chút không sợ nước thả lỏng thì người sẽ tự nổi, như em bé sơ sinh bơi trong bụng mẹ.

Vậy hiểu đúng về ăn dặm nghĩa là bé đang tập làm quen dần với thực phẩm ngoài sữa mẹ, giống như đã nói ở trên bé cần rèn luyện từ ít tới nhiều, từng nhẹ đến nặng, và chính hệ tiêu hoá của bé cũng thế, từ 4 tháng dịch vị mới tiết ra từng chút 1 để tiêu hoá thức ăn, nên cho bé ăn ngay từ sớm, 1 lượng thức ăn quá nhiều so với lượng dịch vị ít ỏi, hệ tiêu hoá sẽ phải làm việc cật lực ngay từ buổi đầu nhận việc và có khả năng sẽ giảm năng suất về lâu về dài như câu nói của bền tại người.

Ra ngoài trời lạnh phải mang áo cũng như bé khi bắt đầu ăn dặm là ra ngoài trời lạnh, bú sữa mẹ 6 tháng đầu đời sẽ giúp bé có 1 chiếc áo vững chắc để tập thích nghi với thực phẩm ngoài sữa mẹ, nhưng thời điểm này bé dễ bị bệnh cảm sốt hắt hơi sổ mũi, đi học thì đc vài hôm là bệnh phải nghỉ ở nhà, mà lạ 1 điều nghỉ ở nhà thì lại khỏi ốm đi học thì lại bệnh, nhiều người cho rằng dẫu là trẻ bú mẹ có sức đề kháng tốt vậy sao còn bệnh như thế, đề kháng giảm. Thực ra trẻ ở nhà với mẹ đc uống sữa mẹ, môi trường mẹ tiếp xúc, vi khuẩn bé đã đc đề kháng thông qua sữa mẹ, khi bé đi học môi trường lạ bé chưa đc chuẩn bị nên bé bị ốm là đương nhiên, mẹ có thể đến nơi bé học trước, tiếp xúc với cô giáo và bạn bè thì sẽ tự nhiên tạo nên miễn dịch trong sữa cho bé, mẹ nên cho bé đi chơi nhiều tiếp xúc nhiều cả mẹ lẫn con thì bé sẽ càng khoẻ, cho nên vn dân gian có nói trẻ úm trong nhà dễ bệnh là vậy.

Ra ngoài chơi nhiều, rèn luyện thường xuyên, từ nhỏ đến lớn từ nhẹ đến nặng, học hỏi không ngừng tự rèn luyện và sự kiên nhẫn của mẹ cha sẽ làm bé trở nên khoẻ mạnh và tự lập.


About Michan