Close
an dam
an dam kieu nhat

KINH NGHIỆM ĂN DẶM GIÚP MẸ VÀ BÉ HỢP TÁC VỚI NHAU HƠN

Mẹ Michan đưa ra tình huống và cách giải quyết khi mẹ cho bé ăn dặm, giúp việc cho bé ăn dặm trở nên dễ dàng hơn và không khó khăn nữa, giúp bé tiến được những bước mới trong quá trình ăn dặm.

1. Khi em bé chuyển từ cháo 1.10 thức ăn dạng lỏng sang thức ăn dạng thô cỡ như hạt mè bé không chịu ăn và có xu hướng nhè hết ra vậy mẹ phải làm thế nào để bé có thể ăn đc dạng thức ăn bắt đầu của thô ?

Mẹ dùng cháo tỉ lệ 1.10 9 phần, cà rốt thô ở dạng hạt mè 1 phần và trộn chung với nhau đút cho trẻ ăn, để trẻ làm quen, khi trẻ đã ăn tốt thì bắt đầu giảm lượng cháo xuống và cà rốt tăng lên, 8.2 7.3 cho đến khi bé ăn thô đc hoàn toàn 1.1 lúc đó mẹ sẽ chế biến các món khác cùng độ thô như hạt mè cho em bé tập, như rau thịt.

Quy ước ở đây là cứ mỗi lần tăng thô thì mẹ lại trộn chung từng ít 1 để em bé quen, khi bé quen rồi thì lại để riêng để em bé ăn và cảm nhận độ thô từng món và ăn 1 bữa đầy đủ có tinh bột ( cơm nát, cháo theo tỉ lệ ) rau ( các loại rau lá mềm ) các loại củ quả.

2. Khi mẹ cho em bé ăn bé không chịu nhai mà lại nuốt chửng ?

Em bé nuốt chửng nghĩa là em bé đã quen với độ thô, mẹ nên tăng độ thô hơn để bắt em bé phải tập nhai

3. Khi mẹ cho em bé ăn bốc em bé cho hết tất cả vào miệng 1 lúc ăn không hết lại nhè ra, có cách nào để em bé từ tốn lại không ?

Tip ở đây là mẹ nên cho em bé 1 cái dĩa to bằng nhựa ( để tránh em bé nghịch và cầm dĩa vứt đi thì sẽ không bị vỡ, và khi bé nghịch cầm dĩa lên ngang mặt để ăn, liếm thức ăn cũng không quá nặng để em bé có thể cầm ) và cho từng ít 1 thức ăn vào để em bé bốc, khi bé bốc hết phần trong dĩa thì mẹ mới cho thêm thức ăn mới vào. Và lưu ý khi em bé bốc thức ăn mẹ nên quan sát và để em bé nhai rồi nuốt mẹ mới đút thêm cơm cho bé tránh tình trạng bé vừa cho thức ăn vào miệng mà mẹ đã đút cơm, bé ăn nhiều quá 1 lúc thì bé sẽ nhè ra.

4. Em bé bốc thức ăn và cho vào miệng nhưng em bé không chịu nuốt mà chỉ ngậm, vậy có cách nào để em bé nhai nuốt không ?

Thường đối với các em bé như thế này thì thức ăn làm cho bé nên ở dạng thật mềm ví dụ như bí hấp, bầu quả su su ( vì những củ này chứa khá nhiều nước, khi bé ngậm sẽ mềm luôn và tan theo ra nước, cổ họng và miệng bé sẽ trơn giúp bé dễ nuốt hơn. Tránh những món quá khô và chứa nhiều tinh bột như bí đỏ, cơm, bánh mì ( vì những thức này cần nhiều nước để có thể nhai và nuốt ). Điều dễ dàng thấy là với những trẻ ăn cháo quá lâu chuyển sang cơm sẽ ngậm mà không chịu nuốt cũng là lý do này.

Trái cây thì ở dạng mềm xốp như dưa hấu để bé ngậm và mút, nếu ép nước ra cho trẻ uống thì nên pha loãng theo tỉ lệ 1.4 để bé tránh bị ăn quá ngọt nhiều đường, em bé quen dần với món thô mềm có nhiều nước thì sẽ từ từ chịu ăn các món thô khác và nuốt như đã thực hành với các món mềm.

5. Em bé ăn nhưng không tập trung cứ phải để đồ chơi trên bàn hay mở ti vi để trẻ chú ý thì em bé mới chịu ngồi yên không thì lại quay lung tung, có cách nào để bé có thể ăn ngoan mà không cần đồ chơi hay các vật khác hay không ?

Với 1 đứa trẻ thì bữa ăn chỉ bốc đút sẽ làm em bé nhàm chán, việc ngồi 1 chỗ không được nghịch và khám phá cũng làm em bé không thích nên luôn muốn trèo ra ngoài, hay vứt thức ăn đi. Mẹ có thể áp dụng như sau, thay vì đút hoàn toàn có thể chia ra 1 phần cho em bé bốc và 1 phần mẹ đút, cứ khoảng 5 hay 6 muỗng cơm thì nên nghỉ 1 lần  cho em bé húp súp để thức ăn dễ trôi em bé sẽ ăn dễ dàng hơn.

Nếu em bé có biểu hiện nghịch và đòi ra ngoài mẹ nên chuẩn bị thêm 1 phần thức ăn dạng bốc nữa, có thể tạo hình lạ mắt để bé chú ý hơn ( có thể dùng khuôn có bán sẵn tạo hình như bông hoa, trái tim, hình thú vvvv ) nhiều màu sắc cũng làm cho em bé chú ý hơn và cầm nắm trẻ vừa ăn lại vừa chơi, đồ chơi cũng là thức ăn.

1 bữa ăn với trẻ không quá 20 phút.

Trên nguyên tắc mẹ nên dạy cho bé hiểu khi ngồi ở bàn thì vẫn có thể ăn còn nêú 1 khi đã trèo ra ngoài rồi thì sẽ không ăn nữa, mẹ không nên chạy thêm đút thêm cho trẻ dù chỉ là 1 chút nhỏ cũng làm cho bé hiểu, ở đâu mà ăn không được, bé sẽ không hiểu khi ngồi vào bàn là đc ăn còn ra ngoài bàn là đã xong bữa.

6. Trẻ không ăn hết phần ăn như lượng đã ghi cho lứa tuổi của bé ?

Nên hiểu trẻ dưới 3 tuổi là ở giai đoạn khám phá thế giới xung quanh nên chuyện ăn không hết lượng qui định là điều dễ hiểu và 100 % các bé đều có những giai đoạn như thế này chứ em bé của mẹ không phải là bé đặc biệt không chịu ăn nên không cần phải lo lắng và để ý làm gì nhiều. Không nên bỏ đói bé, vẫn dạy cho bé thời gian biểu sinh hoạt đúng giờ giấc, đến giờ đặt con vào ghế và đút cho ăn để bé tập bốc, tập cầm muỗng, 1 khi đã ra khỏi ghế thì không ăn nữa, bữa này bé không ăn nhiều cũng không cần phải lo lắng, bé ăn ít thì đói, đến bữa sau sẽ ăn nhiều hơn và hiểu là mình cần phải ăn cho đàng hoàng, không ăn thì đói. Dần dần em bé sẽ theo đúng lịch sinh hoạt và ăn uống tốt lên.

7. Với trẻ không chịu ăn cơm mà chỉ thích ăn các món như bún phở mì nui thì có nên hay không ?

Thật ra các món bún phở mì nui cũng là chế phẩm từ gạo mà thành, em bé thích thì có thể cho em bé ăn mà không hại gì, tuy nhiên nhớ xen lẫn cho em bé ăn cơm nát, cháo để em bé quen, nên nhớ không để em bé quá thích 1 thứ gì đó mà nhiệm vụ của mẹ là phải giới thiệu tất cả các món và chế biến sao cho em bé có thể ăn đc tất cả mọi thứ.

Mẹ Michan

About Michan