Close

SỰ PHÁT TRIỂN VỀ CƠ THỂ VÀ HIỂU BIẾT CỦA TRẺ GIAI ĐOẠN 2-3 TUỔI

Michan sắp lên 2 nên mẹ viết bài này để dành tặng cho Michan và cho các mẹ có con cùng tuổi với Michan, các mẹ có bé nhỏ tuổi hơn, hiểu được về trẻ và chăm sóc trẻ cho thật tốt.

1. TỔNG QUAN CÂN NẶNG CHIỀU CAO

Bé trai chiều cao 81.2-87.2/cân nặng 9.97-16.04
Bé gái chiều cao 80.7-96.0/ cân nặng 9.45-15.57

2. TỔNG QUAN VỀ CƠ THỂ

Khi trẻ đã nhảy đến giai đoạn này đến mốc tròn 3 thì trẻ sẽ đủ cả hàm răng, cứ trung bình khoảng 1 năm trẻ sẽ lên từ 1-2kg và chiều cao cơ thể lên t ừ 5-6cm. Lúc này gương mặt bé đã chuyển hoàn toàn từ sơ sinh lên khuôn mặt của trẻ con về cơ thể cũng tương tự, bàn chân linh hoạt, thích chạy thích nhảy, thích đi nhón gót như người đi giày cao gót.

Vì răng sữa đã đủ 20 cái nên bé đã có thể ăn được thịt thái mỏng, ăn được cà rốt cắt miếng to, và cắn được vật cứng.

Giai đoạn này tim của trẻ sẽ bước vào giai đoạn trưởng thành. Bé trở nên có ý thức mạnh mẽ điều gì cũng muốn tự mình làm, muốn tự mình mặc áo, tự đi giày, tự giằng lấy đũa lấy muỗng để xúc và không muốn ai làm cho. Với cha mẹ lúc này phải tôn trọng quyết định và hành động của bé bé cần được sự tôn trọng. Có thể sai biệt đối với từng cá nhân nhưng mà ở giai đoạn này hầu hết các bé nghe gọi tên hay tuổi của mình đều có thể đáp trôi chảy. Ví dụ con tên là gì ? con mấy tuổi ?

Giai đoạn này bé trở nên mở rộng mối quan hệ với xã hội hơn ngoài cha mẹ và bé bỗng nhiên thích chơi với những đứa trẻ khác, bé có sự quan tâm với những bạn xung quanh mình, có xu hướng cùng chơi muốn được chơi và được giao tiếp. Tuy nhiên tâm lý sở hữu và muốn của bé vẫn vô cùng lớn cho nên đến những chỗ công cộng bé không có xu hướng muốn chia sẻ hay cho ai mượn đồ chơi của chính mình. Cũng như việc bé thích đồ chơi của bạn bé vẫn chưa ý thức được là phải xin mượn, ai chơi trước nếu bạn đang chơi con không được giành, xin hạn hoặc chơi chung chia sẻ nếu bạn đồng ý, và không được giật nếu không phải là của mình.

Trong bữa ăn bé đã trở nên dùng thìa và nĩa rất giỏi, có thể trong khi cầm bé bỏ hoặc thả muỗng nĩa của mình ra bốc bằng tay, nhưng khi bước vào giai đoạn 2.5 tuổi bé sẽ cầm được muỗng và nĩa giống như đang cầm bút vậy, cổ tay bé bắt đầu học cách điều kiển và cho thức ăn vào miệng. Bé đã có thể cầm cốc 1 quai thay vì cốc 2 quai. Có những bé rất đặc biệt và khéo về tay biết điều kiển cổ tay thuần thục mẹ có thể tập cho trẻ dùng kéo, nhưng nhớ là kéo ngắn bằng gỗ thanh kéo to, và mẹ phải quan sát bé khi bé sử dụng không được rời mắt.

Giai đoạn bày tỏ bản ngã tự mình thích làm gì thì làm không muốn người khác can thệp chủ nghĩa cá nhân của bé mạnh mẽ hơn bao giờ hết được giọ là giai đoạn vùng vằng không thích không muốn.

3. KHÁI NIỆM VỀ GIAI ĐOẠN VÙNG VẰNG KHÔNG THÍCH KHÔNG MUỐN

Khi trẻ lên 2 trẻ bắt đầu có xu hướng bày tỏ 1 phần chủ nghĩa cá nhân của mình 1 cách mạnh mẽ, hành đông vùng vằng lặp đi lặp lại của bé chính là bé đang muốn bày tỏ ngôn từ cảm xúc của mình nhưng chưa được thành thục nên bé mới có hành động như thế. Khi trẻ lớn lên biết nói biết bày tỏ và điều kiển cảm xúc của mình trẻ sẽ dùng lời nói và cảm xúc của mình để thể hiện chứ không có hành động vùng vằng quăng ném khóc lóc nữa. Tuy nhiên đây chính là lý do bé vẫn còn là con trẻ cảm giác yêu cảm giác thích luôn bày tỏ rõ ràng và lúc nào cũng cần mẹ đáp ứng ngay lập tức, nếu bé không được thoả mãn thì lại tỏ ra vùng vằng. Trong trường hợp này mẹ càng tỏ ra quan tâm càng tỏ ra dỗ dành thì bé sẽ hiểu rằng hành động của mình được chú ý và lại tỏ ra khóc to hơn, vùng vằng nhiều hơn đến khi bé đạt được điều mình muốn. Các bà mẹ nên để cho trẻ 1 mình không quan tâm và làm chuyện khác, bé sẽ hiểu rằng vùng vằng cũng không được lại nín khóc thôi đòi và tiếp tục chơi.

Gia đoạn này là an toàn để mẹ bỏ tã giấy cho bé vì bàng quang đã hoàn thiện và điều tiết được, trẻ đã tự đi được 1 mình, 1 ngày tè khoảng cách từ 2-3 tiếng. Buổi sáng trước khi ngủ dậy có thể cho bé tè 1 lần, sau khi đi chơi về, hoặc trước khi trẻ đi tắm đều có thể cho trẻ đi.

4. HOẠT ĐỘNG THƯỜNG NGÀY CỦA TRẺ

vì sức khoẻ của trẻ nên mẹ hãy lập ra thời gian biểu hoạt động để quản lý trẻ thật tốt.

Trẻ đang ở giai đoạn vùng vằng không muốn cho nên dẫu mẹ đưa ra lời rủ ngọt ngào, mẹ con mình về nhà nha con ( trong bối cảnh đưa trẻ đi công viên hay đi chỗ chơi công cộng), mẹ rủ trẻ đi tắm ( tới giờ đi tắm con ơi ), tới giờ ăn này thì trẻ luôn có xu hướng vùng vằng không muốn 1 cách mạnh mẽ. Bé muốn mẹ phải làm theo ý bé muốn nên mẹ cần phải đặt 1 qui tắc trong sinh hoạt hằng ngày truyền tải đến bé để bé hiểu và tuân theo. Định giờ đi ra khỏi nhà đi chơi công viên và trở về ở 1 giờ cố định. Từ ngoài đi vào trong nhà thì phải rửa tay, tối ngủ thì phải vào giường, trong ngày mẹ có thể nhắc nhở bé bằng lời, lặp di lặp lại nhiều lần thực hành nhiều lần như thế thì điêù này sẽ thấm dần vào trẻ 1 cách tự nhiên và dẫu có đi đâu trong môi trường nào thì trẻ cũng tuân theo các thói quen mà mẹ đã đưa ra cho bé.

5. VỀ GIAO TIẾP CỦA BÉ

Lúc này là lúc thích hợp để gieo hạt mầm yêu thương dùng lời nói để nuôi dưỡng trong lòng trẻ tính tự lập không ỷ lại. khi trẻ khóc, trẻ tức giận, trẻ cứng đầu, trẻ ghét ăn, trẻ ném thức ăn làm cho mẹ rất khốn khổ. Đây là chứng cứ rõ ràng về sự phát triển tình cảm nhiều chiều phức tạp nảy sinh trong trẻ ở giai đoạn này, giai đoạn này trẻ dễ giao động cũng như dễ quên mục đích của mình khi có gì đó xen vào mà trẻ cảm thấy thú vị, ví dụ 1 thanh kẹo, 1 con bướm bay qua, hay đồ chơi lạ mắt, hành động trêu chọc. Vì bé dễ bị mơ hồ và đi theo những thứ lạ nên bé dễ đi lạc mất khỏi tầm tay cha mẹ nếu cha mẹ hay người giữ bé không để ý, bé có thể gặp nguy hiểm, nên cha mẹ lúc nào cũng phải nhìn trẻ, không để trẻ đi quá xa mắt mình có thể trông thấy trẻ.

Phần tiếp theo sẽ là những bài kiểm tra vận động và thể chất của trẻ 3 tuổi sẽ post vào lần sau, mời các mẹ theo dõi

About Michan