Mẹ Michan viết bài này để dành tặng cho các mẹ đang mang thai và sắp sinh bé đầu lòng, mẹ Michan sẽ đưa ra những điều lưu ý và những kiến thức cơ bản mà mẹ Michan đã được học ở lớp làm mẹ và khoảng thời gian được học nửa tháng tại bv nơi mẹ sinh Michan. Hi vọng sẽ giúp được mẹ và bé thật nhiều trong khoảng thời gian đầu tiên.
1. Giai đoạn mang thai, câu hỏi thường xuyên nhất là có nên uống sữa bầu hay không ?
Sữa bầu thực chất đó là sữa công thức là sp công nghiệp bao gồm bột sữa bò và các chất khác, bao gồm kể cả chất bảo quản, vì thế lon sắt hạn sử dụng khoảng 1-2 năm thậm chí lâu hơn là chuyện bình thường. Sữa có chứa nhiều đường không hề tốt cho sức khoẻ của thai phụ, chất bảo quản trong sữa cũng không tốt về mặt lâu dài, có thể nó không có tác dụng ngay nhưng nó tích tụ dần dần trong cơ thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh khi về già. Cần hiểu rằng mẹ mang thai bé nên ăn các thực phẩm tươi non giàu vitamin và khoáng chất, từ tự nhiên là tốt nhất, kể cả thực phẩm sữa cũng vậy, mẹ nên uống sữa tươi hơn là sữa ct béo ngọt nhiều đường, thậm chí mùi vị rất khó uống, và lại đắt tiền, tăng nguy cơ tiểu đường của thai phụ.
Giai đoạn 3 tháng đầu tiên 1 ngày 250ml sữa
Giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối 500ml sữa
Các mẹ không cần phải uống sữa tươi thay nước ngày 1 lít mà chỉ cần uống có giới hạn và bổ sung các thực phẩm giàu sắt calcium ăn nhiều rau lá xanh, các loại rau củ đỏ vàng, uống nhiều nước.
2. Giai đoạn mang thai mẹ có nên ăn cho 2 người không và ăn bao nhiêu là hợp lý ?
- Giai đoạn mang thai mẹ không cần ăn cho 2 người mà chỉ cần ăn thêm 1 bữa phụ là được, mẹ nên nhớ không phải mẹ ăn nhiều là em bé tăng cân nhiều. Nhất là giai đoạn 3 tháng cuối, các mẹ bầu vn tích cực ăn thịt bò, trứng vịt lộn, nước mía, nước cam, với mong muốn em bé tăng kg thật lẹ, thật bụ, và thích con trên 3kg để nhìn không quá nhỏ. Thực ra ở đây có 2 điểm sai lầm và cần hiểu đúng.
- Thai nhi cũng như người khả năng hấp thụ có hạn, em bé ăn không hết thì phần còn dư đó sẽ tích luỹ vào cơ thể mẹ, mẹ đã béo lại càng béo thêm, và cơ thể nặng nhọc mệt mỏi, sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ lúc sinh em bé, và có nguy cơ phải sinh mổ là rất cao, mẹ ăn vừa phải, đi lại nhẹ nhàng khoẻ mạnh dẻo dai thì khi sinh bé sẽ có sức rặn và thở tốt.
- Mẹ ăn nhiều món đường và ngọt thì lượng đường trong máu mẹ sẽ tăng cao tăng các nguy cơ thai sản, ăn muối mặn nhiều cũng làm mẹ bị tiền sản giật có nguy cơ sinh sớm và phải sinh mổ bắt con, vì thế nên nhớ giai đoạn mang thai chỉ cần ăn như bình thường, thêm 1 bữa phụ không nên ăn quá nhiều.
3. Những điều đầu tiên hiểu về bé sơ sinh
- Trẻ sơ sinh 1 ngày tuổi dạ dày nhỏ như hòn bi ve và chỉ 5ml sữa mỗi cữ trong ngày đầu tiên, và cần cho bé tiếp da với mẹ để bé mút ti mẹ liên tục, bé sẽ nhận đủ 72 giờ vàng từ sữa non của mẹ ( sữa non chính là sữa đầu tiên khởi nguyên cho sự sống, giàu năng lượng, kháng thể đậm đặc, là liều kháng sinh đầu đời an toàn và không tác dụng phụ, tráng ruột để bảo vệ hệ tiêu hoá của bé, tránh các nguy cơ về sau )
- Khi cho bé ti thì cứ 5 10 phút cho bé nghỉ 1 lần và vỗ ợ hơi, không nên cho bé bú luôn 1 lần, vì lúc này dạ dày em bé nhỏ như hình quả lê có cổ hẹp, nếu ti 1 lần sữa sẽ không qua hết cổ hẹp đó khi bé ợ lên lúc hô hấp sẽ làm bé ói trào sữa, phun thành vòi.
- Khi bé ngủ thỉnh thoảng bé sẽ oẹ chút sữa ra khoé miệng và cho rằng bé trớ hay ói là không đúng, vì cần hiểu em bé là cơ thể sinh học vẫn chưa được hoàn chỉnh, nên phần cổ họng của bé cũng vậy, bé ti xong, thì sẽ đọng lại chút sữa nơi cổ họng, bé nằm thì phần sữa này sẽ chảy ra đó là điều hết sức tự nhiên, chỉ cần lau sạch miệng cho bé là được
- Đa phần trẻ sinh xong khoảng 2-3 tuần hay khoảng 1 tháng sẽ xuất hiện các mụn đỏ, có đốm trắng, có nhân như mụn người lớn mà vn mình hay gọi mụn sữa chàm sữa vvv và hay nhắc nhau tắm lá tắm chanh và các thứ cho bé để da bé lành, hoặc bảo tại sữa mẹ nóng vvv.
- Cần hiểu đúng đây phải gọi là viêm da sơ sinh 乳児湿疹 trẻ nhũ nhi sinh ra vẫn còn lại hocmon mang thai từ mẹ lúc mang thai, nên bé sẽ nhanh chóng đào thải các chất này lên da nên xảy ra hiện tượng bé bị mụn, không cần phải làm gì cả, chỉ cần tắm sạch lau khô khoảng 2-3 tuần sẽ đỡ, có lúc mụn lặn chỗ này nổi chỗ kia, mẹ không cần lo lắng bé sẽ hết dần dần mà không cần phải tắm hay bôi gì cả.
- Thuốc bôi chỉ làm teo da của trẻ và làm da trẻ bị khô, vì da em bé rất mỏng manh cần bảo vệ cho bé bằng cách tắm sạch lau khô giữ thoáng là được. Không vì 1 chút sốt ruột vài cái mụn làm da con mất xinh trong buổi đầy tháng mà lại bôi thuốc cho trẻ nên nhớ tác hại về sau lên da con mà cẩn thận. Đa phần các bé đều hết ngay chỉ sau 1 tháng hay vài tuần nhưng có những bé bị kéo dài liên tục thăm khám ở bs và bôi thuốc không khỏi thì mẹ nên để tự nhiên vì giai đoạn viêm da sơ sinh này vẫn kéo dài đến lúc em bé 1 tuổi 6 tháng.
- Thường khi tắm cho em bé mẹ nên chú ý các điểm sau đây, sau lỗ tai và dưới cổ của bé, bé ti mẹ thì hay bị chảy sữa vào dưới cổ, lúc tắm mẹ không để ý vệ sinh cho bé, sẽ làm em bé bị hăm nơi phần cổ.
- Giải thích từ ngữ : Mẹ sinh bé xong hay nghe từ bé bị hăm tã vậy phải hiểu ra sao cho đúng
- Hăm có nghĩa là phần nước tiểu của bé tè thấm ngược vào da và ở 1 thời gian lâu làm da bé bị tổn thương đỏ , nổi mụn thì gọi là hăm tã.
- Mẹ nên dùng tã cho bé ra sao: Mẹ có thể mua tã giấy của Nhật và dùng cho bé ( mẹ Michan sinh Michan ở bv dùng merries nên thấy sp này rất ổn, các mẹ có đk nên dùng cho bé ) tã merries có đường nhận biết bé tè, khi bé tè thì đường màu vàng sẽ chuyển thành màu xanh, mẹ nhìn và biết thay cho bé, không cần phải canh hay sờ tã của con.
- Theo nguyên tắc cứ 3 tiếng mẹ nên thay 1 lần cho em, và thay trước khi cho bé bú để bé thấy thoải mái trước mỗi cữ
- Có thể dùng tã vải có miếng lót bằng vải, nhưng nhớ rằng điều này bất tiện, miếng lót sẽ xê dịch khi em bé trở mình và trật ra ngoài làm bé tè vào người giật mình thức giấc, miếng lót chứa đươc rất ít nước tiểu bé tè nên mẹ sẽ tốn nhiều thời gian để thay liên tục.
Tạm thời mẹ Michan chia sẻ vậy, có thời gian mẹ Michan sẽ viết thêm