10. Khi bé khóc nghĩa là bé thể hiện sự đòi hỏi của bản thân, khi bụng bé đói tã bé ướt, bé đi ị, khi nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh bé cảm thấy khó chịu hoặc bé cần được ôm ấp và vỗ về. Trong giai đoạn này mẹ có thể thấy bé cười dân gian có nói là mụ dạy bé cười, thật ra chả có bà mụ nào cả, mà đây là cách đó gọi là hiện tượng nụ cười cảm xúc ban đầu của trẻ sơ sinh ( do da thịt và các cơ đc thả lỏng bé cảm thấy dễ chịu khi nghe tiếng nói êm ái, khi đc tắm xong khi đc ăn no ). Bé chính thức cười là khi bé được 1 tháng hơn bé sẽ cười thành tiếng khanh khách đó mới chính là nụ cười của bé.
11. Sau khi sinh được khoảng 1 tuần cân nặng của bé sẽ giảm đi chút ít nhưng mẹ đừng quá lo lắng, đó là do sau khi sinh ra bé thải phân nước tiểu khi còn ở trong bụng mẹ, và 1 số phần da lông tóc mất đi 1 ít nữa, nhưng sau đó cân nặng của bé lại tăng lên.
12. Sau khi sinh đc khoảng 3 hôm thì màu phân của bé sẽ có màu đen và đổi dần sang màu vàng tươi như màu hoa cải sau 2 tuần đôi khi mẹ sẽ thấy có lẫn nước nữa chứ ko rắn, khoảng 1 tháng thì phân bé sẽ chuyển sang màu xanh hơi vàng 1 chút. Khi bé đc 2 tháng thì màu phân chuyển sang màu gần với màu nước trà. Bé sơ sinh tè ị nhiều lần trong 1 ngày, bú mẹ hoàn toàn có bé đi ị ngày trên 10 lần cũng là bình thường.
13. Khi trẻ ở giai đoạn sơ sinh mẹ có thể tập chơi với bé bằng cách
Mẹ hãy dịu dàng đánh thức bé bằng cách nựng má con trò chuyện trước khi cho bé bú để bé hơi tỉnh 1 chút chính sự va chạm giữa da thịt này sẽ làm cho bé cảm thấy dễ chịu và an toàn. Bế bé và hát cho bé nghe rung bé nhẹ nhàng tuyệt đối không được tung bé hay rung lắc mạnh, vì ở giai đoạn này cổ bé còn mềm và các dây thần kinh ở phần cổ còn mỏng manh, nếu không khéo sẽ gây ra di chứng sau này cho bé. Khi bé tỉnh dậy và đã tiêu sữa đc ít nhiều mẹ có thể chơi với bé bằng cách để bé lên bụng mặt bé nghiêng sang 1 bên, bé sẽ rất thích và quay cổ sang phải sang trái, trườn lên phía trước nữa, đây là bước đệm để bé chuẩn bị cho việc giữ cứng cổ để trườn ở tháng thứ 3
14. bé ở giai đoạn từ 1-2 tháng về cơ thể bé sẽ dài hơn lúc sinh từ 4-5cm và thể trọng sẽ tăng trung bình khoảng 500grm- 1kg mẹ sẽ cảm nhận bé lớn lên mỗi ngày chân tay bé sẽ khua khoắng rất nhiều đầu bé sẽ liên tục quay bên phải rồi bên trái. Mắt bé lúc này sẽ nhìn xa đc 30cm và nhìn thẳng vào mắt mẹ chứ không nhìn mông lung như lúc mới sinh nữa. Lúc này khi mẹ chơi trò chơi ú oà bé sẽ có phản xạ lại với trò chơi này .
15. giai đoạn 1-2 này thì các cơ ở miệng đã phát triển tốt bé bú mẹ rất giỏi và mút rất nhiều, mẹ chú ý trong khi cho bé bú nên để có khoảng thời gian nghỉ để bé có thể ợ hơi sữa có thể tiêu từ từ xuống dạ dày, không để bé háu ăn ăn 1 mạch bé ợ lên lần cuối sẽ ói hết sữa vì bé quá no, và cũng 1 phần do dạ dày của bé còn thẳng chưa có phần nằm ngang như người lớn.
16. Có bé ti nhiều, bé tăng cân rất nhanh vậy có lo sau này bé bị béo phì hay không ? Trong giai đoạn đến 1 tuổi chủ yếu là bé phát triển về cơ thể để bé lớn lên cho nên bé tăng trọng nhiều trong giai đoạn này hoàn toàn là điều tự nhiên, sự phát triển này khác hoàn toàn bệnh béo phì ở người lớn bé bú đc ngủ đc là điều rất tốt cho bé.
17. ở giai đoạn này thì bé thích những vật có âm thanh sột soạt và tiếng lục lạc leng keng sẽ gây cho bé sự chú ý luyện mắt nhìn và luyện tai cho bé ( ở giai đoạn này màu bé có thể phân biệt là màu xanh đỏ và trắng đen, những màu khác bé vẫn chưa phân biệt đc )
18. bé khóc mà không có lý do, thì mẹ phải bình tĩnh vì không có lý do gì mà bé lại khóc cả, mẹ nên check từ từ từng trường hợp 1 vì bé khóc là do nhiều nguyên nhân, bé đói tã bé ướt, bé đi ị, hoặc vừa thay tã xong mà tã lại ướt nữa bé khó chịu, do trời lạnh quá, hoặc nóng quá, độ ẩm cao quá, hoặc bé cảm thấy không thích nằm cũi thích đc mẹ ôm, thèm hơi mẹ chẳng hạn.