Close

NHỮNG LƯU Ý KHI CHO TRẺ ĂN DẶM

Cần hiểu, bé trong giai đoạn ăn dặm vẫn là nếm và thử các thức ăn, ngoài các thức ăn phổ biến trong cuộc sống hằng ngày như cơm nát, cháo, rau, và đạm phổ biến không gây dị ứng cho trẻ như thịt gà, đậu hũ, các loại củ và hoa quả. Có những nguyên tắc sau đây mà mẹ cần chú ý

1. Những thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ dưới 1.5 tuổi

Trứng gà ( bao gồm tròng đỏ và tròng trắng )

Bột mì ( và các chế phẩm từ bột mì, tỉ lệ trẻ bị dị ứng với bột mì khá ít nhưng không phải là không có )

Sữa tươi ( sữa uống trực tiếp ) sữa tươi dùng trong chế biến đun nấu vẫn được và không vấn đề

Trứng cá các loại ( việt nam hay có quan niệm trứng là bổ hay cho trẻ ăn thêm trứng cá, vậy không đúng, trẻ cần hấp thụ các chất đạm dễ tiêu hoá nhất chứ không phải thực phẩm riêng biệt )

Tôm cua ( dễ gây dị ứng với bé dưới 9 tháng tốt nhất bé 1 tuổi mới nên cho ăn )

Thịt bò thì heo ( 9 tháng trở lên mới dùng đc )

Khi trẻ ăn thức ăn có chứa thành phần gây dị ứng như kể trên sẽ có biểu hiện theo thứ tự như sau :

Da trẻ nổi mẩn quanh miệng, da sần sùi thô ráp

Bé nổi mẩn khắp cơ thể

Bé buồn nôn

Bé cảm thấy khó thở

Bé đi ngoài ra máu

Khi có những triệu chứng như vậy mẹ phải ngừng cho bé ăn, mang bé đến bv để bs có biện pháp kịp thời chữa trị, và mẹ có thể giúp niêm mạc ruột của bé lành lại bằng cách cho bé bú mẹ liên tục trong vòng 1 tuần, và có thể cho ăn lại khi bé khoẻ và bé có dấu hiệu muốn ăn trở lại

Để phòng tránh dị ứng bằng cách, với những thực phẩm kể trên ví dụ như tròng đỏ trứng gà mẹ luộc chín lấy lòng đỏ cho bé ăn bằng đầu que tăm rồi theo dõi bé trong vòng 10-20 phút xem bé có biểu hiện gì khác thường không rồi cho ăn tiếp, lượng ban đầu không quá 5ml có thể ít hơn không cần quá nhiều, và theo dõi bé đi ngoài thế nào, có đi dễ dàng không, có máu không ( nếu có máu chứng tỏ thực phẩm gây dị ứng và tổn thương đường ruột của bé )

Nếu bé đi ngoài vẫn ổn thì cách ngày mẹ cho bé ăn tiếp tục lượng tăng lên, nếu bé vẫn ổn chứng tỏ cơ thể bé không có phản ứng lại món này, nếu bé dị ứng thì mẹ nên ngưng cho bé ăn và các sp có chứa thành phần này đến khi bé 1.5 tuổi và bắt đầu cho ăn lại lượng như trên, nếu bé ổn thì tiếp tục, còn không cần mang bé đi xét nghiệm máu để biết bé dị ứng với những thức ăn nào nữa để kiêng cho bé đến suốt đời.

Mẹ cần phải nhớ 1 điều rằng bé ăn được không có nghĩa bé hấp thụ được, còn phải xem bé đi ngoài ra sao, có biểu hiện gì không, hoặc có gì lạ hay không, tuyệt đối ngoài mẹ ra không nên để ai cho bé ăn hoặc mút gì lạ mà chưa hỏi qua ý kiến của mẹ. Thực phẩm không phù hợp hoặc lạ với bé, hoặc không đảm bảo vệ sinh, người lạ đút khi tay bẩn, hoặc hút thuốc lá vvvv.

2. Thực phẩm công nghiệp chế biến sẵn

Các mẹ hay mua thực phẩm chế biến ăn dặm cho con rất ưa chuộng 2 món là ruốc cá hồi và mì mug ??? và đc người bán quảng cáo là tốt là bổ cho bé thích hợp cho bé ăn dặm. Thực chất đây là những lời quảng cáo sai sự thật. Ruốc cá hồi bán ở thị trường đa số là loại cho người lớn và rất mặn, các mẹ có thể mua thử và ăn sẽ nhận ra điều này. Cũng có loai ruốc cá hồi bán sẵn loại cho em bé nhưng hộp nhỏ và khá đắt chỉ dùng cho khi mẹ quá bận, hoặc cả nhà đi chơi xa mà bé còn quá nhỏ chưa thể ăn chung với cha mẹ.

Mì mug của nissin có ghi chỉ dùng cho trẻ em, nghĩa là bé từ 3 tuổi trở lên, khi hệ tiêu hoá khá hoàn chỉnh có thể ăn đc mọi món ăn, còn bé đang trong thời kì ăn dặm tuyệt đối không nên ăn mì này, sợi mì là sp công nghiệp sp chiên qua chế biến, sẽ ngậm nhiều dầu, muối, và chất bảo quản, không tốt cho quả thận còn non của trẻ khi đang bắt đầu làm việc, cho nên không cho trẻ ăn, trẻ trong thời kì ăn dặm chỉ nên ăn những thực phẩm tươi non, và tự nhiên nhất organic nhất, giữ nguyên mùi vị nguyên bản của thực phẩm, ví dụ táo ngọt thế này lê ngon thế kia, cháo thơm thế này, đó là những phần tinh khiết nhất mà cơ thể trẻ cần nhận.

Cả nhà đi chơi xa, với bé 9-11 tháng bé có thể ăn những thức ăn gần như người lớn chỉ cần cắt nhỏ, mẹ có thể dặn đầu bếp hoặc nhà hàng làm thật lạt để đút cho bé ăn cũng tốt, vừa tiện lại vừa đảm bảo. Còn nếu bé nhỏ hơn độ tuổi này, mẹ có thể mua cháo hoặc thực phẩm ăn liền cho bé, chỉ cần hâm lại, hoặc nếu đi khá gần có thể tự làm ruốc cá hồi không cần nêm nếm gì ( vì bản thân cá đã rất ngọt mang mùi vị của biển cả rồi ) phô mai, bánh mì cho bé cầm gặm ăn cũng được

3. Những thực phẩm có chứa hàm lượng đạm cao và trái cây miền nhiệt đới

Những thực phầm riêng biệt mà vn có quan niệm là ngon là bổ người già người bệnh dùng để mau khoẻ như yến sào, bào ngư, tổ yến, hạt sen, trứng cá, lươn, chim bồ câu vvvv để cho bé ăn mong bé mau thông minh mau bụ mau lên kg vvvv nhưng thực chất mẹ hiểu cơ thể bé như cỗ máy mới bắt đầu đi vào hoạt động cần hấp thụ đạm từ nhẹ đến nặng ăn từ loãng đến đặc nát đến thô bao giờ đạt đến độ hoàn hảo và linh hoạt hấp thụ được thật nhiều thì mới có thể ăn những thức trên. Trẻ ăn đạm và những món không phù hợp thì sẽ không hấp thụ đc và bé sẽ bị suy dinh dưỡng vì thay vì bữa đó trẻ ăn bt sẽ hấp thu được hết đằng này ăn đạm mà cơ thể ko hấp thụ đc thận sẽ làm việc quá tải, và thải ra mà không nhận đc gì, vừa tốn tiền vừa mệt con mà con lại bị thiếu dinh dưỡng, Do vậy cần phải đổi suy nghĩ về cơ thể và sự tiếp nhận của con trẻ để chăm sóc con cho đúng

Việt nam là xứ của miền nhiệt đới nắng nóng nên trái cây như xoài, chôm chôm, vú sữa , sầu riêng, rất nhiều, nhưng trẻ trong thời kì ăn dặm với tiêu chí làm quen mùi vị từ nhẹ đến nặng từ đơn giản đến phức tạp trong thành phần của cây trái. Ví dụ như xoài rất ngọt ( không thích hợp cho bé, bé cần hiểu vị ngọt từ ít ngọt nhất và dễ hấp thụ nhất như quả táo, quả chuối, ) xoài lại còn chứa nhiều vitamin A và C quá mức bé cần nên mẹ không nên cho bé ăn ngay khi mới ăn dặm mà khi trẻ 1 tuổi, đã làm quen hết các vị ngọt từ nấc ngọt vừa- ngọt- ngọt nhiều thì mới cho ăn. Cũng như mắm muối cũng vậy, từ 9-11 tháng có thể nêm 1 chút rồi tăng dần không nên cho ăn mặn ngay từ đầu.

Mẹ sợ bé ăn không có gia vị sẽ thiếu iot này kia kia nọ, nhưng mẹ đừng lo những thực phẩm từ thiên nhiên cũng đã chứa đầy đủ rồi, ví dụ bó xôi chứa sắt, cải thảo chứa iot trẻ chỉ cần lượng vậy thôi và ko cần quá mức.

About Michan

3 thoughts on “NHỮNG LƯU Ý KHI CHO TRẺ ĂN DẶM

  1. Em cứ đọc hết bài này lại kéo để đọc bài khác. Bài viết của chị rất hấp dẫn ạ. E cảm ơn chị !

Comments are closed.